Những câu hỏi liên quan
Lưu Đức Mạnh
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 11 2017 lúc 21:49

Tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao có 2 giá trị sâu sắc
*Giá trị về nội dung:
1-Giá trị hiện thực:Tái hiện lại đời sống của người nông dân trong xã hội phong kiến mà điển hình là Lão Hạc.
2-Phê phán xã hội phong kiến -một xã hội bất công đẩy người nông dân thật thà chât phác vào bước đường cùng. Cái chết của lão Hạc là tiếng nói lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến đó.
*Giá trị về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu. Những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật được miêu tả tinh vi khiến tính cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ

Bình luận (0)
Linh Phương
21 tháng 11 2017 lúc 11:43

Gợi ý:

- Giá trị nội dung: Hình ảnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Đồng thời phản ánh về xã hội đầy sự bất công, dồn con người đến bước đường cùng. Và phẩm chất cao đẹp của người nông dân.

- Giá trị nghệ thuật: - Với nghệ thuật kể chuyện là bút pháp khắc họa nhân vật tài tình của Nam Cao: đoạn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo nghe chuyện lừa bán cậu Vàng ; đoạn miêu tat sự vật vã , đau đớn của lão Hạc trước lúc chết....Với ngôn ngữ sinh động, đầy ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Bình luận (0)
Mạch Vy Khánh
Xem chi tiết
Sontung mtp
10 tháng 9 2018 lúc 18:07

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.

Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.

Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!

Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.

Bình luận (0)
Kill Myself
10 tháng 9 2018 lúc 18:11

ác nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Hok tốt .

k đúng mk nhà mn . Thanks mn nhiều .

# MissyGirl #

Bình luận (0)
GV Ngữ Văn
11 tháng 9 2018 lúc 9:05

* Giá trị hiện thực: Phản ánh bức tranh hiện thực khốn cùng của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. Và những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người. (đó là những tên địa chủ giàu có, là gia đình đã khước từ con trai lão Hạc vì muốn gả con gái cho nhà giàu, khiến anh con trai phẫn trí bỏ đi đồn điền cao su)

* Giá trị nhân đạo:

- Cảm thương trước tình cảnh và số phận của người nông dân.

- Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ:

+ lão Hạc nghèo đói đến cùng quẫn nhưng quyết không theo gót Binh Tư để có miếng ăn, giàu lòng tự trọng và tình thương con.

+ ông giáo giàu lòng nhân ái nhưng cũng không có điều kiện để giúp đỡ, thương lão Hạc bằng tình thương, lòng đồng cảm.

- Lên án phê phán những thế lực đẩy con người vào bước đường cùng: đó là chế độ thực dân nửa phong kiến, nhân dân mà đặc biệt là người nông dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng, dưới tầng áp bức của cả bọn thực dân Pháp và quan lại phong kiến...

- Khẳng định niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp của con người:

+ được thể hiện qua những lời văn mang tính triết lí của ông giáo: "Chao ôi, những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì sẽ chỉ thấy họ thật xấu xa, ngu ngốc, bần tiện, toàn những cớ để ta không thương và không không bao giờ ta thương" => Cần nhìn nhận vào sâu tận đáy tâm hồn mỗi người để thấy được phẩm chất tốt đẹp của họ. Như việc ông giáo thấy được thiên lương của lão Hạc qua vẻ ngoài bần tiện, khắc khổ.

+ được thể hiện qua nhân vật thị - vợ của ông giáo: thị không phải không muốn giúp đỡ lão Hạc mà thị khổ quá rồi. "Một người có cái chân đau nào biết nghĩ đến cái chân đau của người khác nữa". Tác giả thấy được phẩm chất của những người nông dân nghèo đằng sau vẻ lam lũ, và tin đó chỉ là do hoàn cảnh và những tủn mủn tẹp nhẹp của đời thường che lấp mất phần nhân, phần tốt đẹp lương thiện trong họ.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Hải Anh
23 tháng 10 2018 lúc 18:00

Làm nhanh giúp mk với, mai mk kiểm tra rồi 

Bình luận (0)
nguyen doan thien huong
25 tháng 10 2018 lúc 5:16

1. - các tác phẩm cùng đề tài là :Bản tuyên ngôn độc lập 

    - cùng chủ đề :........ko bít

    - nêu giá trị nội dung :khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.

    -nêu nghệ thuật của bài :Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.

    +cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
     +lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
     Văn bản Sông Núi Nước Nam
      Nam Quốc Sơn Hà
     Lí Thường Kiệt

Bình luận (0)
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Thanh Huyền
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 12 2016 lúc 13:29

2.

Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ hay về người chiến sĩ trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Trải qua hơn năm mươi năm, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều lớp người cầm súng chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Đoạn kết của bài thơ thật đẹp, nó đã tạc vào thơ ca chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ và tuyệt vời thi vị:Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau. Cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá dường như không còn gây được ấn tượng đe dọa đối với con người nữa mà trái lại, nó bị đẩy lùi ra phía sau, nhường chỗ cho hình ảnh đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tình đồng chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Đêm khuya chờ giặc, trăng đã ngang đầu súng. Và lạ lùng thay, người chiến sĩ như có một khám phá bất chợt, thú vị: đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui chứa đựng bao ý nghĩa. Hình ảnh đầu súng trăng treo được tạo nên nhờ sự liên tưởng thông minh và độc đáo.Anh bộ đội hướng mũi súng về phía giặc, tình cờ phía ấy là hướng trăng lặn. Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo. Cảnh ấy có thể có thật song có thể chỉ là sự liên tưởng bất ngờ do ý thơ lãng mạn để tạo ra một ý nghĩa tượng trưng. (Mũi súng chờ giặc – chất hiện thực quyết liệt; trăng – chất thơ bay bồng). Giữa hai hình ảnh tương phản súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được mối quan hệ gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, trăng tượng trưng cho cái đẹp yên lành ấy.Hình ảnh Đầu súng trăng treo là biểu tượng cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Nó thể hiện rõ nét cái tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, của người chiến sĩ. Cao hơn nữa, hình ảnh ấy là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm, hào hoa muôn thuở.

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
7 tháng 11 2017 lúc 21:45

Câu 2 :

Đọc thơ Chính Hữu ta như cảm thấy hơi ấm đang toả ra khắp cơ thể, khắp không gian. Hơi ấm ấy phải chăng được bắt nguồn từ cảm xúc chân thành, mộc mạc, giản dị trong lời thơ Chính Hữu. Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng với em nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

Đầu súng trăng treo

Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dạt dào .

Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.

Bình luận (0)
Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:33

Câu 2:

Hình ảnh “đầu súng, trăng treo” trong tác phẩm " Đồng chí " của Chính Hữu.

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.

Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.

Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.

Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy:

Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên.

Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị : thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người.

Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng.

Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duv tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.


Bình luận (0)
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
26 tháng 9 2019 lúc 11:46

Nỗi khốn cùng của lão Hạc được miêu tả theo trình tự thời gian.

Lão Hạc chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì: 

- Lão ân hận vì đã lừa cậu Vàng nên chọn cách chết như một con chó để tạ tội.

- Hoàn cảnh đường cùng, nếu sống thì phải động đến tiền bòn vườn của con, lão chọn cái chết để giữ cho con nguyên vẹn số tiền cũng như mảnh vườn.

Nếu bỏ chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Bình luận (0)
thùy dung
27 tháng 10 2021 lúc 14:57

nỗi khốn khổ của lão Hạc được miêu tả theo trình tự tăng tiến 

lão hạc lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì :

- nghèo đến nỗi ko có tiền cưới vợ cho con khiến con phải bỏ đi đồn điền cao su 

- cậu vàng ăn nhiều mà lão lại ko có tiền nên đã bán cậu vàng

- sau khi bị ốm nặng, lão ko còn đi làm , ko có tiền lão lấy đc cái gì thì ăn cái đó

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
anime khắc nguyệt
Xem chi tiết
︵✰Ah
20 tháng 1 2022 lúc 19:04

Tham Khảo 
1. Giá trị nội dung: Câu chuyện khẳng định lòng cảm kích với những người nhân hậu và nêu lên cái kết cho những người tham lam bội bạc.
2. Đặc sắc nghệ thuật: Là truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Puskin sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: Như tình huống cốt truyện, hình tượng đối lập các nhân vật, yếu tố tưởng tượng hoang đường.

Bình luận (0)
Việt Anh 6A
20 tháng 1 2022 lúc 19:05

TK

1. Giá trị nội dung: Câu chuyện khẳng định lòng cảm kích với những người nhân hậu và nêu lên cái kết cho những người tham lam bội bạc.
2. Đặc sắc nghệ thuật: Là truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Puskin sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: Như tình huống cốt truyện, hình tượng đối lập các nhân vật, yếu tố tưởng tượng hoang đường

Bình luận (0)

tham khảo nha bn

1. Giá trị nội dung: Câu chuyện khẳng định lòng cảm kích với những người nhân hậu và nêu lên cái kết cho những người tham lam bội bạc.
2. Đặc sắc nghệ thuật: Là truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Puskin sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: Như tình huống cốt truyện, hình tượng đối lập các nhân vật, yếu tố tưởng tượng hoang đường.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 10 2017 lúc 4:28

1. Nội dung:

- Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha)

- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

2. Nghệ thuật:

- Truyện Kiều là sự kết tinh tthành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự ; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ; khắc hoạ tính cách , tâm lý con người).

Bình luận (0)